Màu CMYK là gì? Khác biệt gì với màu RGB

Hệ màu CMYK là gì? Khác biệt gì với màu RGB

Hệ màu CMYK và hệ màu RGB là hai loại màu được sử dụng rất phổ biến trong in ấn. Tuy vậy hai bảng màu này có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Vậy màu CMYK là gì? Màu CMYK có gì khác biệt với màu RGB? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp làm rõ thắc mắc một cách tường tận nhất.

Tổng quan về Hệ màu CMYK

Màu CMYK là gì?

Màu CMYK là gì

Màu CMYK là bảng màu rất quen thuộc, CMYK là viết tắt của 4 loại màu cơ bản là Cyan (màu lục lam), Magenta (màu đỏ tươi), Yellow ( màu vàng), Key (màu đen). Trong in ấn thường sử dụng phổ biến nhất là 3 màu CMY là Cyan, Magenta, Yellow. Màu đen là sự kết hợp giữa 3 màu CMY theo tỉ lệ 1:1:1. Chính nhờ sự kết hợp này mà một số máy in khi sử dụng hộp mực CMY vẫn có khả năng cho ra đầy đủ 4 màu khi in ở trên giấy. Tuy nhiên việc này lại gây tốn một lượng mực lớn, vì thế nhà thiết kế đã đưa màu đen vào hệ thống bảng màu CMYK nhằm mục đích tiết kiệm được mực in ấn cho 3 mã màu khác.

CMYK được biết đến là loại màu trừ, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản là hấp thụ ánh sáng. Thay vì tăng độ sáng để tạo các mã màu sắc khác nhau thì hệ màu này sẽ loại trừ từ nguồn ánh sáng gốc màu trắng nhằm tạo nên những màu sắc khác nhau.

Hệ màu CMYK đóng vai trò như thế nào trong in ấn?

Màu CMYK đóng vai trò như thế nào trong in ấn?

Hệ màu CMYK có rất nhiều ưu điểm nổi bật, vì thế đóng vai trò rất quan trọng trong in ấn. CMYK được sử dụng với rất nhiều công nghệ in ấn đa dạng như: in UV, in laser, in offset,…Ứng dụng trong rất nhiều loại ấn phẩm như catalogue, túi giấy, tờ rơi, brochure,…

Việc thiết kế, in ấn cùng đồng nhất trên hệ màu CMYK sẽ mang đến tính chân thực nhất cho sản phẩm in ấn. Với bảng màu CMYK, người dùng có thể thoải mái lựa chọn màu sắc, hoặc có thể pha trộn màu sắc thỏa thích mà không sợ ấn phẩm in bị chênh lệch quá nhiều so với ý tưởng. 

Tổng quan về màu RGB

Màu RGB là gì?

Màu RGB là gì?

Màu RGB chính là 3 màu chính của ánh sáng trắng khi đã được tách ra bởi lăng kính. RGB là viết tắt của 3 màu: Red (màu đỏ), Green (màu xanh lá) và Blue (màu xanh dương). Hệ màu RGB làm việc chủ yếu dựa trên nguyên lý phát điểm sáng các màu khác nhau nhằm tạo ra những màu sắc trên nền đen ở những thiết bị máy ảnh, tivi, máy tính,…

RGB có đặc điểm gì?

Khi kết hợp 3 gam màu Red (màu đỏ), Green (màu xanh lá) và Blue (màu xanh dương) lại với nhau  trong bảng màu RGB theo tỷ lệ 1:1:1 thì lúc này sẽ cho ra màu trắng gốc. Màu trắng gốc này có khả năng phản chiếu ánh sáng, khi chúng được kết hợp với ánh sáng lớn thì có nghĩa là giá trị màu sắc bằng 0. Bên cạnh đó, bảng màu RGB sẽ còn được bổ sung thêm kết hợp với nhau theo các ánh sáng đỏ, xanh lam, xanh lục với nhiều tỷ lệ và phương thức khác nhau.

Ứng dụng của hệ màu RGB

Ứng dụng của hệ màu RGB

Kể từ năm 1953 đến thời điểm này, bảng màu RGB được đánh giá là hệ màu tiêu chuẩn hiển thị màu tốt nhất trên các thiết bị truyền thông kỹ thuật số.  Đối với lĩnh vực thiết kế và in ấn, hình ảnh, việc sử dụng RGB cho chất lượng hiển thị tốt nhất, cho độ sắc nét cao và tính chân thực, sống động.

Hệ màu CMYK có gì khác biệt với màu RGB?

Màu CMYK có gì khác biệt với màu RGB?

Cả hai bảng màu CMYK và màu RGB tuy cùng được sử dụng nhiều trong in ấn, thiết kế nhưng giữa hai hệ màu này cũng có sự khác biệt cơ bản ở mục đích sử dụng.

Hệ màu RGB được đánh giá là làm việc tốt hơn trên những thiết bị phát quang có sử dụng ánh sáng trắng. Do đó các file của hệ màu này sẽ làm việc tốt hơn với những thiết kế được trình bày trên màn hình, máy chiếu,…

Ngược lại, nếu bạn sử dụng mã màu cho mục đích in ấn thì lựa chọn màu CMYK sẽ là tối ưu hơn cả bởi nó không có màu trắng. Màu trắng đã có sẵn trên giấy in, do đó không cần phải thêm màu này vào bảng màu CMYK nên tiết kiệm tối đa chi phí mực in. Trong khi đó nếu sử dụng màu RGB thì khi in ra giấy sẽ có thể bị lệch màu. CMYK rất thích hợp để in túi giấy, lịch để bản, nhãn decal,…chuyển sang hệ màu CMYK đảm bảo rằng có thể phù hợp với những loại máy in hiện tại cũng như đảm bảo thành phẩm in ra không khác hơn nhiều so với file thiết kế.

Làm thế nào để chuyển từ màu CMYK sang màu RGB và ngược lại?

Làm thế nào để chuyển từ màu CMYK sang màu RGB và ngược lại?

Trong in ấn thiết kế, hai mã màu CMYK và RGB đều được đánh giá cao vì chúng đều có thể đáp ứng tốt những mục đích sử dụng của người dùng, cho hình ảnh hài hòa và sinh động hơn. Trên thực tế, màu RGB rộng hơn so với màu CMYK, người dùng có thể tạo nên nhiều gam màu sáng hơn. Nếu đang làm việc với bảng màu RGB, bạn cũng có thể kiếm tra hình ảnh khi chuyển sang bảng màu CMYK trông như thế nào. Cách thực hiện cũng rất đơn giản:

Vào mục View -> Proof Colorf, hoặc cách khác bạn cũng có thể sử dụng phím Command Y (Mac) / Ctrl Y (Windows).

Với những bức ảnh có màu sắc sặc sỡ thì chúng ta có thể thấy rất rõ sự khác biệt giữa hai hệ màu này. Màu RGB mang đến chất lượng hình ảnh tốt hơn, màu sắc tươi tắn hơn màu CMYK nhưng lại có cảm giác buồn tẻ hơn trên cùng một bức ảnh. Do đó người dùng cần phải chắc chắn rằng sử dụng đúng hệ màu phù hợp với mục đích của mình. Trước khi in nên điều chỉnh màu sắc trong bảng màu CMYK nhằm tránh sự thất vọng khi cho ra ấn phẩm nhé.

Kết luận

Có thể thấy rằng, sự xuất hiện của mã màu CMYK và mã màu RGB mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng với những chia sẻ của Eventhcm về các thông tin về màu CMYK, màu RGB, điểm khác biệt cơ bản giữa hai gam màu này đã giúp bạn hiểu rõ hơn và có được sự lựa chọn phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao trong công việc của mình.

 

 

 

By admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *